Hoàng gia Anh là gì?
một dòng tộc hiện đang đứng đầu là nữ hoàng Elizabeth và những thành viên trong hoàng tộc Vương Quốc Anh. Một người được công nhận là thành viên của Hoàng gia Anh khi họ được sinh ra trong gia đình hoàng gia hoặc kết hôn với những người thuộc gia đình hoàng gia. Bao gồm quân chủ đương nhiệm, con, cháu của họ, con của quân chủ tiền nhiệm, con trai đầu của quân vương Wales. Ngoài ra, có thể dễ dàng thấy được nữ hoàng Elizabeth là người đứng đầu hoàng gia Anh qua các thời kỳ và dĩ nhiên nữ hoàng cũng sẽ đảm nhiệm vị trí tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Anh.
Hoàng gia Anh có thể được xem là một thương hiệu trên toàn thế giới bởi bên cạnh bề dày lịch sử lâu đời, đây cũng là một trong những biểu tượng của sự quyền lực, cao quý trong nền văn hóa truyền thống của nước Anh.
Nữ hoàng Anh bên cạnh việc lãnh đạo Anh Quốc, bà còn là người đứng đầu 54 nước độc lập là 16 quốc gia nằm trong khối thịnh vượng chung của nước Anh. Chính vì lẽ đó, Nữ hoàng ngày nay được xem là người nắm giữ quyền lực cao nhất không chỉ chỉ riêng nước Anh mà còn trên toàn thế giới.
Những tước vị của Hoàng gia Anh Quốc
Hoàng gia Anh có các bậc tước vị được phong từ cao xuống thấp, lần lượt là: Công tước, hầu tước, bá tước, tử tước và nam tước. trong đó, quyền lực tối cao nhất nằm trong tay Công tước, chữ ký của Công tước ngầm định cho tên của Lãnh thổ mà họ sở hữu.
Hầu tước là tước vị cao thứ hai trong gia đình hoàng tộc. Họ được gọi tên bằng cách ghép tên của hầu tước và kính xưng của họ. Trong thể chế của Vương quốc Anh, có 2 loại hầu tước, đó là hầu tước kế thừa và hầu tước chính danh.
Địa vị có quyền lực cao thứ ba chính là bá tước. Nếu trong gia đình bá tước, một trong hai người vợ hoặc chồng, ai là người có chức vị cao hơn thì con của họ sẽ theo tước vị của người đó. Vì vậy, nếu người vợ là người có tước vị cao hơn thì con của họ cũng sẽ được nhận tước vị đó theo mẹ.
Tử tước là người có quyền lực cao hơn nam tước và thấp hơn các tước vị còn lại. Có thể gọi tử tước bằng cách gọi theo tước vị là tên lãnh địa, họ của gia tộc hoặc ghép cả hai để danh xưng.
Thấp nhất được phong tước là nam tước nhưng dĩ nhiên họ cũng có tước vị và kính xưng riêng theo tước vị của mình.
Hoàng gia Anh có quyền lực gì?
Ai cũng biết Hoàng gia Anh được xem là cái tên nắm giữ nhiều quyền lực tối cao của Anh Quốc. Thế nhưng, thực chất thì quyền lực cụ thể mà họ có là gì? Và ai sẽ là người đưa ra quyết định cho một vấn đề của đất nước?
Được biết, quyền lực của Hoàng gia Anh cũng được phân quyền dựa trên tước vị mà họ có được. Nữ hoàng được xem là người nắm giữ quyền lực cao nhất. Bà là người đứng đầu Anh Quốc và có quyền tham gia vào các dự thảo, dự luật cũng như giải tán Quốc hội. Tuy nhiên, những quyền lực này phần lớn mang tính chất nghi lễ. Lần gần đây nhất Nữ hoàng Anh không thông qua dự luật là vào năm 1708.
Sau cuộc tổng tuyển cử một ngày, Nữ hoàng mời lãnh đạo đảng giành được nhiều ghế nhất trong Hạ viện trở thành thủ tướng và thành lập chính phủ, Mỗi khi khai mạc kỳ họp Quốc hội, Nữ hoàng sẽ đọc một bài phát biểu nêu chi tiết kế hoạch, chính sách cũng như các dự luật chờ thông qua. Nữ hoàng là Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Anh thế nhưng bà không tham gia trong việc quản lý đất nước. Quyền lực thực tế nằm trong tay của Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. Thông thường, những tài liệu từ Bộ trưởng và nguyên thủ quốc gia sẽ được thông báo đến bà. Một số văn bản cần bà ký kết cũng chủ yếu là các văn bản pháp quy. Do đó, vai trò thực tế của Nữ hoàng không phải là quản lý đất nước mà là trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của nhân dân, giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Bà thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, tiến hành các nghi lễ để đón tiếp các nguyên thủ nước ngoài hoặc tham gia vào những sự kiện trọng đại của đất nước.
Ngoài ra, Nữ hoàng Anh còn có một số đặc quyền khác như: Bà không cần bằng lái xe hay hộ chiếu, không phải nộp thuế, không bị truy tố hình sự, có quyền ký kết những văn bản pháp quy, được bổ nhiệm thành viên cho viện quý tộc,…
Một số thành viên trong Hoàng gia Anh cũng được phép thay mặt bà để tham dự một số sự kiện chính thức. Họ sẽ là người giúp Nữ hoàng tiếp đón khách mời tại các sự kiện như tiệc chiêu đãi, quốc yến, các bữa tiệc trong vườn.